NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆM VÀ NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Trước đây, mọi người thường nghĩ, học hành không tốt lắm mới vào cao đẳng, trung cấp. Nhưng không hẳn như vậy, nhất là khi giờ đây, các bạn trẻ dường như quan tâm hơn tới nhu cầu tìm việc sau khi ra trường. Thay đổi được suy nghĩ của mọi người về sự chênh lệch quá lớn giữa đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề không thể chỉ một sớm một chiều. Cách tốt nhất là thay đổi, cải tiến mô hình giáo dục tiên tiến. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp - xu hướng mới trong dạy nghề
Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy Lợi là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của bộ NN&PTNT, cung cấp lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH-HDH đất nước. Hiện nay nhà trường đang tập trung vào những ngành trọng điểm, nghề có tính cạnh tranh cao để tạo sự đột phá về chất lượng và khẳng định thương hiệu nhà trường trong khu vực và trong cả nước.
Khoa Điện – Điện Tử là một trong những khoa ngành thế mạnh của trường, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao hai chuyên ngành điện công nghiệp và điện tử công nghiệp với 3 cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Quy mô đào tạo ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài công tác đào tạo Khoa còn nhận hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực điện công nghiệp cho các đơn vị và cá nhân ở các thành phần kinh tế khác nhau.
1. Năng lực đào tạo
Khoa Điện – Điện Tử với 100% giáo viên đạt chuẩn dạy nghề, 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường
Thầy Nguyễn Thế Lợi –Giải nhì Hội thi Giáo viên dạy nghề Toàn quốc năm 2009
Thầy Trần Xuân Bách – Giải nhất Hội thi Giáo viên dạy nghề Toàn quốc năm 2015
Thầy Nguyễn Trí Kiên – Giải Nhất hội thi giáo viên dạy nghề tỉnh Hưng Yên năm 2011
2. Chương trình đào tạo:
- Cao đẳng chính quy
- Trung cấp chính quy
- Sơ cấp nghề
- Đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ nghề.
- Dạy nghề thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, dạy nghề nông dân...
- Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu
- Chuyển giao công nghệ , nâng bậc thợ.
3. Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống phòng thực hành chất lượng cao, được đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể đảm bảo phục vụ 25 - 30 SV/1ca thực hành. Liên tục đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các xưởng thực hành chuyên ngành như: Xưởng tự động hóa, phòng thực hành điện công nghiệp, phòng thí nghiệm truyền động điện. Với những mô hình điều khiển mô phỏng máy tiện, máy doa, biến tần, PLC S7-300, PLC Omron CMP2A,… Sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể tham ra làm việc ngay vào những dây truyền sản xuất hiện đại.
Các doanh nghiệp về thăm quan xưởng Thực hành điện công nghiệp
Giờ học tại xưởng Thực hành Máy Điện
Giờ học tại xưởng Thực hành Trang bị điện 1
Giờ học tại xưởng Thực hành Trang Bị Điện 2
Giờ học tại xưởng Điện tử cơ bản
Một giờ thực hành điều khiển hệ thống tự động của môn PLC Cơ bản
Giờ học môn PLC nâng cao của Thầy Nguyễn Thế Lợi – Trưởng Khoa
4. Chất lượng đào tạo
Với khẩu hiệu : "Một nghề tinh thông, một đời vinh quang" – “ Sinh viên trường nghề - Tự tin khối óc – Đôi tay lành nghề” sinh viên của khoa luôn hăng say học tập, tham gia tích cực vào các cuộc thi tay nghề và đạt giải rất cao.
5. Thực tập sản xuất - Cơ hội tiếp cận thực tế của sinh viên Khoa Điện - Điện tử
Sau một thời gian dài học tập lý thuyết, thí nghiệm tại các phòng thực hành, với sinh viên có lẽ không gì bằng được đi đây đi đó đến những cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề mà mình đang học. Đối với sinh viên Khoa Điện – Điện tử thì đây chính là cơ hội rất tốt để chúng ta có thể làm quen với công việc sau khi ra trường, tiếp cận với những tình huống thực tế sản xuất và những quy trình sản xuất ở các nhà máy.
Để chuẩn bị tốt mọi điều kiện, thành công cho chuyến thực tập của sinh viên ngoài công tác tiền trạm tại các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, nhà Trường và Khoa còn tổ chức chương trình tập huấn trước khi lên đường nhằm trang bị cho các em sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp, những kỹ năng sống giúp các em tiếp cận nhanh hơn với thực tiễn.
Sinh viên năm thứ 2 được thực tập tại xưởng Kết hợp làm ra sản phẩm
Thời gian qua đã có hàng trăm sinh viên cao đẳng , trung cấp được tham gia các khóa thực tập sản xuất, được Khoa liên hệ và bố trí tới các công ty, nhà máy các khu công nghiệp. Tại công ty Canon – KCN Quế Võ- Bắc Ninh, Brother - KCN Phúc Điền – Hải Dương, UMC KCN Tân Trường - Hải Dương sinh viên K45,46được trực tiếp làm việc trên các dây chuyền sản xuất và được tiếp cận với máy móc hiện đại, được sống và làm việc trong một môi trường có tính kỷ luật cao từ đó các em đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Đối với khu CN Phố Nối A tại hai công ty Việt Nhật và tập đoàn Hòa Phát sinh viên đã được tham quan tìm hiểu những thiết bị điện công nghiệp, điện tử được các kỹ sư hưỡng dẫn các quy trình lắp đặt và vận hành máy móc. Tại mỗi khu công nghiệp, các cử nhân, kỹ thuật viên tương lai của Khoa đều được lãnh đạo và cán bộ cơ sở tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn ở và cơ hội được thực tập tay nghề. Đây là cơ hội tốt để sinh viên của Khoa điện được trải nghiệm thực tế và nâng cao tay nghề trước khi bước vào cuộc sống.
Sinh viên thực tập sản xuất tại Công ty Canon – KCN Quế Võ – Bắc Ninh
Ca làm việc của sinh viên Lều Hà Quảng tại Công ty Hòa Phát
Để đánh giá và rút kinh nghiệm cho những khóa sau, Khoa đã tổ chức các Thầy cô đi thăm các cơ sở tiếp nhận sinh viên và kiểm tra công tác thực tập của sinh viên . Tại các cơ sở thực tập Thầy cô của Khoa đã được lắng nghe những nhận xét đánh giá tốt đẹp của cán bộ cơ sở về trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên Nguyễn Xuân Nghiệp CI K55- Quê Mỹ Hào – Hưng Yên - cho biết: “ Là sinh viên năm cuối, với kiến thức được trang bị và quá trình trải nghiệm sản xuất tại các công ty, với tay nghề hiện tại chúng em cảm thấy tự tin khi bước ra khỏi ghế nhà trường và sẵn sàng bước vào cuộc sống”
6. Kiến thức và kỹ năng nghề của sinh viên sau khi ra trường
a. Nghề Điện công nghiệp
Học sinh tốt nghiệp nghề này có khả năng thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển. Lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí dân dụng. Lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén. Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp.
Bạn sẽ có được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp như sau:
- Kiến thức nghề:
Vận dụng kiến thức kỹ thuật điện, cơ khí và điện tử để thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành và bảo trì các thiết bị điện công nghiệp theo đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm:
+ Điều khiển tốc độ và khống chế động cơ điện
+ Các hệ truyền động cơ khí, khí nén
+ Thiết bị cảm biến và chuyển đổi tín hiệu điều khiển
+ Thiết bị lập trình PLC
+ Thiết bị lập trình vi điều khiển
+ Bảo dưỡng công nghiệp và an toàn lao động
+ Tiêu chuẩn lắp đặt điện dân dụng và công nghiệp
+ Thiết bị điều hòa không khí dân dụng
- Kỹ năng nghề:
Học sinh tốt nghiệp có khả năng thực hiện các công việc sau đây trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn:
+ Lắp đặt và đấu nối hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp.
+ Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp.
+ Lắp đặt, đấu nối và kiểm tra hệ thống cảm biến và tín hiệu vào.
+ Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC.
+ Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển.
+ Lắp đặt, kiểm tra các thiết bị truyền động điện.
+ Lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí dân dụng.
+ Lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén.
+ Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp.
Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm với tinh thần tích cực.
b. Nghề Điện tử công nghiệp
- Mục tiêu đào tạo: Học sinh có khả năng tự thiết kế được một số mạch điện tử thay thế, mạch điện tử ứng dụng, đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp. Vận hành đ¬ược các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp. Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp. Bảo trì, sửa chữa đư¬ợc các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc. Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm. Hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn. cho thợ có trình độ thấp hơn.
- Khối kiến thức chung của ngành
+ Mạch điện
+ Thực tập điện cơ bản
+ Khí cụ điện và máy điện
+ Điện tử cơ bản
+ Thực tập về điện tử cơ bản
+ Đo lường điện và thiết bị đo, Thực tập đo lường mạch điện
+ Kỹ thuật số, Thực tập kỹ thuật số
+ Điện tử công suất
+ Đo lường - cảm biến
+ Thực tập đo lường - cảm biến
+ Kỹ thuật truyền số liệu
+ Vi xử lý, Thực tập vi xử lý
+ Kỹ thuật Audio và Video (tương tự)
+ Kỹ thuật lập trình
- Kỹ năng nghề
+ Thiết kế - thi công mạch đèn, hệ thống chiếu sáng điều khiển tự động;
+ Vận hành, bảo trì, lắp đặt các mạch điều khiển dây chuyền sản xuất tự động;
+ Lập trình các loại PLC, Logo điều khiển tự động trong công nghiệp;
+ Thiết kế - thi công các mạch ứng dụng của thiết bị điện điều khiển tự động: máy giặt, máy bơm nước, hệ thống báo cháy…
+ Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp
+ Thiết kế - thi công ứng dụng mạch điều khiển bảng quang báo led công nghiệp, hệ thống đèn giao thông.
c. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp, bạn rất dễ kiếm việc làm trong các đơn vị sản xuất và kinh doanh thiết bị cơ điện tử với trình độ Trung cấp nghề. Tùy trình độ tay nghề của bạn lương khởi điểm trung bình 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Thông tin tuyển sinh
Hồ sơ tuyển sinh: Phát hành tại Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp - Trường CĐN Cơ điện & Thủy lợi – Dân Tiến – Khoái Châu – Hưng Yên
Điện thoại: 0221.3713.029 – 0915.426.634 – 0983.048.503
Có thể đăng kí theo mẫu và nộp hồ sơ qua Website nhà trường hoặc gửi qua chuyển phát nhanh