CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO
1. Chức năng
Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đào tạo; quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về công tác đào tạo, công tác khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện quản lý và mở rộng việc quan hệ hợp tác quốc tế của Trường theo quy định.
2. Nhiệm vụ
2.1. Xây dựng Chiến lược phát triển đào tạo
a) Xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo theo năm/giai đoạn.
b) Dự báo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các bậc, hệ đào tạo hàng năm của Trường.
c) Khảo sát tình hình thực tế và nhu cầu để xây dựng hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền về mở nghề đào tạo mới.
2.2. Công tác quản lý đào tạo.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo đối với các hệ, các bậc đào tạo của Trường.
b) Quản lý và lập kế hoạch, triển khai đến các khoa, bộ môn thực hiện việc biên soạn giáo trình, rà soát, sửa đổi bổ sung mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, giáo trình; cơ cấu kiến thức và phương pháp giảng dạy; cập nhật và đưa vào sử dụng chương tình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng.
c) Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học.
d) Quản lý và chủ trì việc bố trí phòng học, phòng thi và lập thời khóa biểu, lịch thi cho các bậc, hệ đào tạo; quản lý và tổ chức phòng đọc và công tác thư viện, phòng chờ giáo viên.
e) Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, tiến độ đào tạo.
g) Quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp/chứng chỉ nghề, các tài liệu có liên quan tới công tác lưu trữ đào tạo.
h) Thực hiện tổ chức cho nhà giáo và người học đi học tập, thực tập và thực hành tại doanh nghiệp để cập nhật nâng cao kỹ năng nghề; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ dạy học mới, đổi mới phương pháp dạy học cho nhà giáo.
i) Xây dựng kế hoạch bổ sung giáo trình (biên soạn, in ấn, mua bổ sung).
k) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đào tạo kết hợp với sản xuất. Tổ chức hội giảng, hội thảo về công tác đào tạo, hội thi các cấp.
l) Thực hiện liên kết hoạt động đào tạo trong nước, liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định pháp luật; lập kế hoạch bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bô quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.
m) Tổ chức tổng kết công tác đào tạo hàng năm.
n) Ký thừa lệnh của Hiệu trưởng các văn bản về xác nhận kết quả học tập của học sinh sinh viên.
2.3. Công tác quản lý khoa học
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác quản lý khoa học và tổ chức để cán bộ viên chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện nhiệm vụ.
b) Tổ chức thẩm định, đánh giá đề tài khoa học; tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học và công nghệ.
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo về khoa học; các hoạt động nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đào tạo kết hợp với sản xuất.
d) Tổng hợp, quản lý, lưu trữ hồ sơ theo quy định.
2.4. Công tác Hợp tác quốc tế
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế của Trường phù hợp với thực hiện nhiệm vụ chính trị theo năm học, giai đoạn và tổ chức thực hiện.
b) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu và tổ chức các cuộc gặp mặt, hội thảo, làm việc giữa Lãnh đạo Trường với đối tác về hoạt động hợp tác quốc tế của Trường.
c) Thực hiện trao đổi cán bộ, nhà giáo học sinh sinh viên trong việc liên kết đào tạo ngoài nước; tham mưu, đề xuất, lập kế hoạch để đưa được sản phẩm đào tạo của Trường đến với thị trường quốc tế.
d) Cập nhật bổ sung tài liệu, chương trình đào tạo và xác nhận tài liệu dịch thuật của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để phục vụ công tác đào tạo của nhà trường.
e) Tìm hiểu chọn lọc nội dung để đưa vào giảng dạy như ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật đối với học sinh, sinh viên được đào tạo để đi lao động, làm việc ở nước ngoài. Thực hiện công tác để đưa được sản phẩm đào tạo của Trường đến với thị trường lao động quốc tế.
g) Tập hợp báo cáo tình hình hoạt động công tác hợp tác quốc tế với Ban giám hiệu.
h) Quản lý hoạt động, văn phòng đại diện cùng nhân sự của các đối tác ngoài nước tại Trường.
2.5. Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công
3. Quyền hạn của phòng Đào tạo, KHCN và HTQT
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong trường.
- Là ủy viên thường trực của Hội đồng sư phạm, Hội đồng Khoa học, Hội đồng thi tốt nghiệp.
- Có quyền hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận (đơn vị) trong trường và CBGV, HSSV thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo.
- Có quyền yêu cầu các bộ phận và cá nhân CBGV trong trường báo cáo và cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.
- Được quyền triệu tập toàn thể giáo viên để giải quyết những công việc thuộc chức năng của Phòng Đào tạo, KHCN và hợp tác quốc tế khi đã được Hiệu trưởng đồng ý.
- Trưởng phòng Đào tạo, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế được ký, đóng dấu một số văn bản theo sự ủy quyền của Hiệu trưởng.
Danh sách cán bộ phòng Đào tạo
STT |
Họ và tên |
Nhiệm vụ/ Chức vụ |
Trình độ |
1 |
Phan Văn Điệp |
Trưởng phòng |
Thạc sĩ |
2 |
Nguyễn Thị Hồng Vân |
Phó trưởng phòng |
Thạc sĩ |
3 |
Phạm Hồng Ngát |
Cán sự |
Thạc sĩ |
4 |
Lê Tiến Huỳnh |
Giảng viên |
Thạc sĩ |
5 |
Đỗ Thị Hải Yến |
Giảng viên |
Thạc sĩ |
6 |
Dương Thanh Huyền |
Chuyên viên |
Đại học |