GIAI ĐOẠN 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
I. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN
1.1 Sứ mệnh
Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có năng lực đào tạo đa ngành nghề, đa cấp trình độ theo hướng đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, có mô hình quản trị tiên tiến và thúc đẩy năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Trong đó, đào tạo nhân lực các lĩnh vực cơ điện, thủy lợi và phát triển hạ tầng nông thôn làm trọng điểm.
1.2 Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành trường có năng lực đào tạo tốt đa ngành nghề, đa cấp trình độ theo hướng tiếp cận các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao, có hệ thống quản trị hiện đại, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu trong nước, trong khu vực và quốc tế.
Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu là một trong các trường cao đẳng mạnh của ngành, đủ năng lực đào tạo đa nghề, đa cấp trình độ, tiếp cận một số tiêu chí phù hợp của trường cao đẳng chất lượng cao, có thương hiệu, uy tín.
Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu đủ điều kiện, tiêu chuẩn của trường cao đẳng chất lượng cao, đào tạo đa nghề, đa cấp trình độ, có hệ thống quản trị hiện đại, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu trong nước, khu vực và quốc tế.
II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
2.1 Mục tiêu chung
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy năng lực và trí tuệ; xây dựng nhà trường phát triển theo hướng tiếp cận trình độ chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, có hệ thống quản trị hiện đại, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu quả. Phát triển thương hiệu Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế.
2 .2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, tổ chức bộ máy của trường được tinh gọn gồm 5 phòng, 6 khoa và 2 trung tâm trực thuộc.
- Xây dựng cơ chế lượng hóa việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên qua mỗi năm học; 100% phòng chức năng được khai thác sử dụng phần mềm hiệu quả.
- Quy mô tuyển sinh các hệ cao đẳng từ 600 – 700học sinh, sinh viên/năm, trung cấp từ 1100- 1200 HS/năm; qui mô đào tạo các hệ đạt 5.500HSSV, trong đó hệ chính qui đạt 3.500 – 4.000HSSV. Mở mới 5 nghề đào tạo (trình độ cao đẳng, trung cấp); Có tối thiểu 3 nghề trọng điểm tiếp cận tiêu chuẩn khu vực, gồm Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ôtô.
- 100% cán bộ quản lý cấp phòng/khoa/trung tâm được bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh theo quy định; 100% cán bộ nghiệp vụ được bồi dưỡng đạt chuẩn về tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực thi nhiệm vụ. 100% nhà giáo đạt chuẩn theo quy định (trong đó: 80% giáo viên đạt trình độ thạc sĩ; 80% nhà giáo dạy được cả lý thuyết và thực hành; 3-5% cã tr×nh ®é tiÕn sü; 25% giáo viên thực hành đạt trình độ chuyên gia, 100% giáo viên giảng dạy nghề trọng điểm khu vực có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh). Đến năm 2025 tỷ lệ nhà giáo/HSSV đạt 1/20.
- 100% chương trình đào tạo các nghề trình độ cao đẳng được kiểm định theo tiêu chí quy định. Năm 2023 đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và được cấp chứng nhận.
- Đến năm 2025, phấn đấu 100% các đơn vị/bộ phận thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tất cả các tài liệu lưu trữ được số hóa; có ít nhất 50% môn học chung bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được tổ chức đào tạo trực tuyến.
- Phấn đấu đến năm 2025 tự chủ 25% chi phí hoạt động thường xuyên; đảm bảo mức thu nhập tăng thêm cho nhà giáo và CBVC đạt bình quân từ 1,5 -2 triệu đồng/người/tháng.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Sắp xếp, tinh gọn bộ máy còn 5 phòng, 5 khoa và 2 trung tâm trực thuộc; tinh giản tối thiểu được 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
- 100% phòng chức năng được khai thác sử dụng phần mềm hiệu quả; 100% viên chức khối hành chính được bố trí vị trí việc làm ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo.
- Quy mô tuyển sinh các hệ cao đẳng từ 700 – 1000học sinh, sinh viên/năm; t trung cấp từ 1100- 1200 HS/năm; qui mô đào tạo các hệ đạt 6500 HSSV, trong đó hệ chính qui đạt từ 4.500 - 5.000HSSV. Mở mới 3 nghề đào tạo trình độ cao đẳng, 4 nghề trình độ trung cấp; có tối thiểu 4 nghề trọng điểm tiếp cận tiêu chuẩn khu vực, gồm: Công nghệ thông tin, Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện, Quản lý khai thác công trình thủy lợi, Chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Đạt tiêu chuẩn 01 nhà giáo/20học sinh, sinh viên quy đổi vào năm 2030; 100% nhà giáo đạt chuẩn, có chứng chỉ kỹ năng nghề và có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương (trong đó ít nhất 50% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương); 100% cán bộ phòng/khoa/trung tâm đạt chuẩn theo quy định.
- 100% chương trình đào tạo các nghề được kiểm định; năm 2030 đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo tiêu chí của tổ chức kiểm định quốc tế và được cấp chứng nhận.
- Đến năm 2030, đảm bảo số hóa toàn bộ các hoạt động quản lý đào tạo; 100% thẻ học sinh , sinh viên được số hóa; 100% các môn học chung bắt buộc và các nội dung lý thuyết chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được tổ chức giảng dạy trực tuyến.
- Phấn đấu đến năm 2030 tự chủ 30% chi phí hoạt động thường xuyên; đảm bảo thu nhập tăng thêm của nhà giáo và CBVC đạt bình quân từ 2 triệu đồng/người/tháng trở lên.