CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA KHOA TẦU CUỐC
I. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc Ban giám hiệu quản lý chuyên môn, tổ chức các hoạt động giảng dạy, NCKH, lao động sản xuất, học tập và thực tập tốt nghiệp của các nghề: Ðiều khiển tầu cuốc, VHSC Tầu cuốc,VHSC Máy tầu, Vận hành Máy xúc đào, Công nghệ Hàn biến áp theo đúng kế hoạch và tiến độ chung của Nhà trường.
II. Nhiệm vụ:
1. Xây dựng Ðề cương nội dung chương trình môn học, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy môn học, tổ chức rút kinh nghiệm môn học của các nghề do Khoa quản lý. Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo nghề cũ, xây dựng và phát triển nghề mới.
2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ viên chức thuộc khoa. Bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi thuộc khoa.
3. Xây dựng kế hoạch công tác giáo viên của khoa hàng năm theo qui định và đôn đốc giáo viên thực hiện.
4. Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đầu tư mới cũng như bổ sung vật tư, thiết bị cho các phòng học chuyên môn, xưởng thực hành, tổ chức quản lý và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả theo đúng qui định của Nhà trường.
5. Tổ chức liên hệ địa điểm thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho học sinh trong khoa theo kế hoạch.
6. Tổ chức tuyển sinh và thực hiện đào tạo các lớp ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng nâng bậc cho công nhân các nghề thuộc khoa tại trường hoặc ở cơ sở.
7. Tổ chức NCKH, phát triển công nghệ, tìm kiếm và thực hiện các hợp đồng sản xuất, tổ chức học thực hành kết hợp làm ra sản phẩm trong lĩnh vực chuyên môn khoa phụ trách.
8. Tổ chức và quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh thuộc khoa trong giai đoạn học ở trường cũng như thực tập sản xuất tại cơ sở.
9. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nghề của khoa.
10. Thực hiện các phong trào thi đua của Nhà trường trong giáo viên và học sinh của khoa. Nhận xét và đề nghị khen thưởng, kỷ luật trong học kỳ và năm học.
11. Quản lý giáo viên, CBVC trong khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng. Ðánh giá xếp loại CB,GV, CNV của khoa hàng kỳ chính xác.
12. Hướng dẫn lập, quản lý lịch giảng dạy, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục, chủ nhiệm lớp, nghiên cứu khoa học và sản xuất đã được giao của giáo viên trong khoa.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
1. Ðứng đầu khoa là Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm sau khi đã được Vụ Tổ chức cán bộ đồng ý. Giúp việc trưởng khoa có Phó trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm. Nhiệm vụ của phó trưởng khoa do trưởng khoa phân công. Khoa Tầu Cuốc bao gồm 3 tổ môn là Tổ Kỹ thuật Tầu cuốc, Tổ xúc đào và Tổ Hàn. Ðứng đầu tổ là tổ trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và trưởng khoa phân công nhiệm vụ. Tổ trưởng phải chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về nhiệm vụ được giao.
2. Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục, giảng dạy các môn học mà giáo viên của khoa đảm nhiệm cũng như việc chấp hành pháp luật và nội qui qui chế của viên chức và học sinh trong khoa.
3. Nhiệm kỳ và tiêu chuẩn của trưởng, phó khoa theo qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
III. Đội ngũ giáo viên:
1. Danh sách nhà giáo nghề Điều khiển tầu cuốc
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Ghi chú |
1 |
Đinh Hồng Minh |
Thạc sỹ Cơ khí NN |
Phó trưởng khoa |
2 |
Lê Văn Hanh |
Thạc sỹ Chế tạo máy |
Tổ trưởng |
3 |
Hoàng Ánh Dương |
Kỹ sư Cơ khí động lực |
|
4 |
Nguyễn Hồng Hà |
Thạc sỹ Kỹ thuật điện Điện tầu cuốc |
|
5 |
Hoàng Lê Ninh |
Kỹ sư Tự động hóa Điện tầu cuốc |
|
2. Danh sách nhà giáo nghề Sửa chữa, vận hành tầu cuốc
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Ghi chú |
1 |
Trịnh Đức Thịnh |
CN. SPKT công nghiệp Máy tầu cuốc |
|
2 |
Lê Văn Hanh |
Thạc sỹ Chế tạo máy |
|
3 |
Hoàng Ánh Dương |
Kỹ sư Cơ khí ô tô |
|
4 |
Hoàng Lê Ninh |
Kỹ sư Tự động hóa Điện tầu cuốc |
|
5 |
Nguyễn Quang Huy |
Thạc sỹ Kỹ thuật cơ khí |
|
3. Danh sách nhà giáo nghề Vận hành máy thi công nền
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Ghi chú |
1 |
Trần Phương Nam |
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ôtô |
|
2 |
Đào Thế Vinh |
Kỹ sư Xây dựng |
|