CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43a/QĐ-TCĐTL-ĐT ngày28 tháng 02 năm 2022
của Hiệu trưởng trường CĐ Cơ điện và Thủy lợi)
1. Tên nghề: Sửa chữa xe gắn máy Trình độ đào tạo: Sơ cấp II
2. Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề theo học.
3. Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo:
3.1. Mô tả khóa học:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa xe gắn máy. Khóa học trang bị cho học viên kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống, cơ cấu trên xe gắn máy và kỹ năng cơ bản để thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống, cơ cấu trên xe, sửa chữa các hư hỏng thông thường của xe. Học viên có thể làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân đối với tổ, nhóm.
3.2. Mục tiêu khóa học:
3.2.1. Kiến thức:
- Trình bày được các biện pháp an toàn trong sửa chữa, an toàn điện, phòng chống cháy nổ và các phương pháp sơ cứu người bị tai nạn lao động;
- Trình bày được đặc điểm của một số kiểu lắp ghép; Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, phương pháp sử dụng và bảo quản một số loại dụng cụ đo thường dùng;
- Trình bày được nhiệm vụ, đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận/cơ cấu trong động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống phanh và khung vỏ của xe;
- Trình bày được quy trình và phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của các bộ phận, cơ cấu, hệ thống trên xe.
3.2.2. Kỹ năng:
- Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong sửa chữa xe gắn máy.
- Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa xe gắn máy đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn.
- Tháo lắp, bảo dưỡng được các bộ phận, cơ cấu, hệ thống trên xe đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa được những hư hỏng thông thường của các bộ phận, cơ cấu, hệ thống trên xe đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo trì và chăm sóc được các loại xe máy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sơ cứu được người bị tai nạn lao động.
3.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Cẩn thận, trách nhiệm trong công việc và có thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
- Tổ chức nơi làm làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo.
4. Danh mục số lượng, thời lượng của các mô-đun
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Kiểm tra |
||||
MĐ01 |
An toàn lao động |
2 |
30 |
13 |
14 |
3 |
MĐ02 |
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật |
1 |
15 |
6 |
7 |
2 |
MĐ03 |
Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khủyu thanh truyền |
1.5 |
40 |
8 |
28 |
4 |
MĐ04 |
Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí |
1.5 |
40 |
10 |
26 |
4 |
MĐ05 |
Bảo dưỡng, sửa chữa bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng điện tử |
4 |
100 |
20 |
72 |
8 |
MĐ06 |
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa |
2.5 |
60 |
12 |
42 |
6 |
MĐ07 |
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện, tín hiệu |
1.5 |
40 |
6 |
30 |
4 |
MĐ08 |
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh |
1.5 |
40 |
7 |
29 |
4 |
MĐ09 |
Bảo dưỡng và sửa chữa khung, vỏ xe |
1.5 |
40 |
6 |
30 |
4 |
|
Cộng |
17 |
405 |
88 |
278 |
39 |
5. Thời gian khóa học và thời gian thực học:
5.1. Thời gian của khoá học:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
5.2. Phân bổ thời gian thực học:
- Thời gian học lý thuyết: 88 giờ
- Thời gian thực hành, thực tập: 278 giờ
- Thời gian kiểm tra và kiểm tra kết thúc mô đun : 39 giờ
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
- Quy trình đào tạo:
+ Chương trình gồm 09 mô đun đã được xây dựng đảm bảo điều kiện lo gic về kiến thức và kỹ năng của nghề. Trong quá trình tổ chức đào tạo, cần đảm bảo việc bố trí thực hiện các mô đun cơ sở (MĐ01, MĐ02) trước khi tổ chức giảng dạy các môn học/mô đun chuyên môn.
+ Kết thúc các môn học/mô đun phải tổ chức kiểm tra đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun theo quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội.
- Điều kiện tốt nghiệp:
Người học phải học hết chương trình đào tạo, có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10 và có đủ điều kiện theo Quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường Cao đẳng cơ điện và Thủy lợi thì sẽ được xét công nhận và được cấp Chứng chỉ sơ cấp bậc 2.
7. Phương pháp đánh giá và thang điểm.
- Hình thức kiểm tra kết thúc mô đun: Thực hiện bài kiểm tra tổng hợp kiến thức và kỹ năng
- Thời gian kiểm tra : + Lý thuyết : không quá 120 phút
+ Thực hành : không quá 6 giờ
- Thời gian kiểm tra của các mô-đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và được tính vào thời gian thực hành.
- Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10
8. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
- Chương trình đào tạo này được áp dụng đào tạo trình độ sơ cấp bậc 2 cho những học viên đã học qua sơ cấp bậc 1 hoặc những học viên mới trực tiếp vào học sơ cấp bậc 2.
- Chương trình chi tiết của các môn học/mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng chi tiết trong chương trình. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện thực tế Trường có thể điều chỉnh thứ tự các mô đun hợp lý và phải đảm bảo tính logic của kiến thức, kỹ năng nghề và phải đảm bảo mục tiêu đào tạo tổng thể của chương trình cũng như mục tiêu đào tạo của mô đun đó.