CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37a/QĐ-TCĐTL-ĐT ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Hiệu trưởng trường CĐ Cơ điện và Thủy lợi)
1. Tên nghề: Sửa chữa điện dân dụng Trình độ đào tạo: Sơ cấp II
2. Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề theo học.
3. Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo:
3.1 Mô tả khóa học
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong các lĩnh vực của nghề Sửa chữa điện dân dụng. Học viên có thể làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân đối với tổ, nhóm; Có kiến thức, kỹ năng cơ bản, có sức khỏe, có khả năng vận hành, sửa chữa các thiết bị điện trong lĩnh vực dân dụng.
3.2. Mục tiêu đào tạo
3.2.1. Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn điện và phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;
+ Vận dụng được những kiến thức cơ bản để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện dân dụng;
+ Trình bày được cách sử dụng của các dụng cụ đo, bộ đồ nghề điện, máy cắt, máy khoan cầm tay, mỏ hàn điện, ...;
+ Đọc và giải thích được sơ đồ mạng điện sinh hoạt trong nhà; các mạch điện tử thông dụng.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng, quy trình lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các khí cụ và thiết bị điện gia dụng trong nhà.
3.2.2. Kỹ năng:
+ Thực hiện các biện pháp an toàn: cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Sử dụng được đồng hồ vạn năng, ampe kìm và các dụng cụ nghề điện đúng phương pháp, đảm bảo an toàn;
+ Lắp đặt được hệ thống điện sinh hoạt đúng yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ;
+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị điện, các mạch điện tử thông dụng đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian;
+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế.
3.3.Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Cẩn thận, trách nhiệm trong công việc và có thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
- Tổ chức nơi làm làm việc khoa học, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
4. Danh mục số lượng, thời lượng của các mô đun, mô-đun
Mã MH, MĐ |
Tên môn học/mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Lý thuyết |
Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Kiểm tra |
||||
MĐ01 |
Vẽ điện |
1 |
20 |
7 |
11 |
2 |
MĐ02 |
An toàn điện |
1 |
20 |
8 |
10 |
2 |
MĐ03 |
Sử dụng đồng hồ đo điện, dụng cụ và trang thiết bị |
1.5 |
30 |
6 |
21 |
3 |
MĐ04 |
Điện tử cơ bản |
1.5 |
30 |
6 |
20 |
4 |
MĐ05 |
Khí cụ điện hạ thế |
1 |
20 |
6 |
11 |
3 |
MĐ06 |
Lắp đặt điện sinh hoạt gia đình |
3 |
80 |
10 |
62 |
8 |
MĐ07 |
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng |
1.5 |
40 |
6 |
30 |
4 |
MĐ08 |
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp |
1.5 |
40 |
8 |
32 |
4 |
MĐ09 |
Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện |
5 |
120 |
18 |
90 |
12 |
|
Tổng cộng |
17 |
400 |
75 |
287 |
42 |
5. Thời gian khóa học và thời gian thực học
5.1. Thời gian của khoá học:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
5.2. Phân bổ thời gian thực học:
- Thời gian học lý thuyết: 75 giờ
- Thời gian thực hành, thực tập: 287 giờ
- Thời gian kiểm tra và kiểm tra kết thúc mô đun : 42 giờ
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
- Quy trình đào tạo:
+ Chương trình gồm 09 mô đun đã được xây dựng đảm bảo điều kiện lo gic về kiến thức và kỹ năng của nghề. Trong quá trình tổ chức đào tạo, cần đảm bảo việc bố trí thực hiện các mô đun cơ sở (MH01, MH02, MH03) trước khi tổ chức giảng dạy các mô đun/mô đun chuyên môn.
+ Kết thúc các mô đun/mô đun phải tổ chức kiểm tra đánh giá hoàn thành mô đun/ mô đun theo quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội.
- Điều kiện tốt nghiệp:
Người học phải học hết chương trình đào tạo, có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10 và có đủ điều kiện theo Quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường Cao đẳng cơ điện và Thủy lợi thì sẽ được xét công nhận và được cấp Chứng chỉ sơ cấp bậc II
7. Phương pháp đánh giá và thang điểm
- Hình thức kiểm tra kết thúc mô đun: Thực hiện bài kiểm tra tổng hợp kiến thức và kỹ năng
- Thời gian kiểm tra : + Lý thuyết : không quá 120 phút
+ Thực hành : không quá 6 giờ
- Thời gian kiểm tra của các mô-đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và được tính vào thời gian thực hành.
- Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10
8. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
- Với 09 mô đun đào tạo nghề đã hình thành các kỹ năng cơ bản cho người học để đáp ứng mục tiêu của cấp trình độ đào tạo sơ cấp trong đó trọng tâm là sửa chữa, vận hành các thiết bị điện trong lĩnh vực phục vụ dân dụng.
- Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này, các giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học.
- Khi giảng dạy cần giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài.
- Để giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học.
.